Người hùng giúp Indonesia gây sốc từng 'dâng' chức vô địch cho U.23 Việt Nam
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.Nhà ở xã hội tăng tốc
Tại AEON Mall Tân Phú trưa 8.3, khách hàng mua sắm không khỏi thích thú trước những bó hoa xuất hiện tại quầy rau củ. Xà lách, bông cải được "thay áo" thành hoa, mỗi bó hoa đều được các nhân viên chăm chút lại cẩn thận, chúng được thắt nơ và điểm thêm một vài nhánh hoa baby trắng trông rất dễ thương. Đây có lẽ cũng là lý do tại khu vực này bạn trẻ xếp hàng dài chỉ để mua hoa… rau củ. Lương Trần Công Thắng, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Đây là cách làm độc đáo, thay vì mình mua hoa bình thường để vài ngày sẽ héo xong đem bỏ thì rất lãng phí. Mình đã mua một bó hoa bằng bông cải và một bó xà lách để tặng mẹ và người yêu, sau ngày 8.3 chắc mình sẽ nhờ mẹ xào bông cải để ăn". Theo khảo sát, mỗi bó hoa bông cải có giá dao động từ 50.000 - 55.000 đồng, giá có phần cao hơn so với thông thường. Nhưng nhiều người trẻ vẫn sẵn sàng mua vì sự tiện ích mua một được hai của món quà này đem lại. Nguyễn Hoàng Tuấn (25 tuổi), trọ trên đường Cộng Hoà, Q.Tân Bình, TP.HCM đã mua 4 bó hoa làm từ súp lơ để về tặng người thân. "Mình thấy món quà này rất thú vị, người nhận có thể ăn chúng, hơn hết nó cũng có nhiều ý nghĩa. Súp lơ có một cuống và các nhánh được tỏa ra nhiều hướng nhưng chụm lại với nhau thể hiện sự viên mãn. Hơn nữa súp lơ cũng có nhiều dinh dưỡng nên mình nghĩ đây là món quà tuyệt vời để tặng những người yêu thương trong dịp lễ này", Tuấn nói. Năm nay các loại hoa tươi được khách hàng mua nhiều hơn hoa sáp và hoa khô, trái ngược hẳn với xu hướng năm rồi. Dạo quanh các con đường tại TP.HCM, các mặt hàng hoa sáp được bày bán khá nhiều nhưng tình hình chung của các tiểu thương bán loại hoa này là ế khách. Nguyễn Công Lập (24 tuổi), đang làm nhân viên cửa hàng tiện lợi trên đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Năm nay mình chỉ mua một nhánh hồng tươi tặng người yêu do kinh tế khó khăn nên phải tiết kiệm. Mình nghĩ không quan trọng là tặng người ấy món quà đắt tiền mà là cách thể hiện tình cảm", Lập nói. Chị Hoàng Thị Loan, một tiểu thương bán hoa trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết năm nay chủ yếu bán được các loại hoa tươi và cành hoa lẻ còn hoa sáp thì khó bán. "Từ hôm qua đến giờ chủ yếu tôi bán được loại hoa hồng tươi, mỗi nhánh có giá 10.000 đồng. Người ta chuộng mua loại này khá nhiều, riêng hoa sáp với gấu bông năm nay nhập nhiều nhưng hơi khó bán."Chị Loan cho hay tình hình chung năm nay hoa bán chậm hơn so với năm rồi. "Năm trước chỉ cần đến trưa 8.3 đã bán được gần nửa số bông nhưng năm nay còn nhiều. Chỉ mong từ đây đến tối mọi người ra ủng hộ chứ không thì thất thu", Chị Loan than thở.Chị Loan cho biết hoa hồng sáp loại 20 bông giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng, loại nhỏ hơn thì 5 bông có giá 50.000 đồng, còn các loại hoa hồng giấy thì dao động từ 50.000 - 500.000 đồng. Đối với hoa tươi, chỗ chị Loan có nhiều loại như hoa hồng nhánh nhỏ giá 10.000 đồng, còn hoa hồng Đà Lạt loại to thì dao động từ 25.000 - 30.000 đồng một nhánh. Hoa tươi bó có giá dao động từ 200.000 - 500.000 đồng một bó tùy theo nhu cầu của khách.
Trần Anh Hùng sánh đôi cùng vợ ra mắt phim mới tại TP.HCM
Sáng 7.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc cuối tháng 2 tới.Báo cáo việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Cụ thể là sửa đổi 3 luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng đó là 3 nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI và nghị quyết giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.Ngoài ra, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội cũng sẽ tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Ngoài 7 nội dung trên, Chính phủ cũng đề xuất 3 nội dung khác, bao gồm dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, với cả 3 nội dung này, ông Tùng đều đề nghị Chính phủ làm rõ tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc có đưa vào kỳ họp bất thường hay không.Theo Tổng thư ký Lê Quang Tùng, kỳ họp bất thường thứ 9, dự kiến Quốc hội sẽ họp 4,5 ngày. Kỳ họp 9 sẽ khai mạc sau Hội nghị T.Ư Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2. Trong đó, có bố trí thời gian từ 2 - 3 ngày nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua. Trường hợp trình Quốc hội 3 dự án luật mà Chính phủ đề xuất, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.Theo Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Một số nội dung chưa bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến. Do đó, ông đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, với dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tới nay chưa có bất cứ thông tin gì để phục vụ công tác thẩm tra. Báo cáo thêm nội dung này, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh cho biết, về dự án này Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo tiền khả thi và xin ý kiến cấp có thẩm quyền vào giữa tháng 1 này.Ông nói, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát ở Lào Cai, quyết liệt chuẩn bị để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2 kịp khởi công toàn tuyến vào tháng 10.2025.Vẫn theo ông Huỳnh, Chính phủ xác định ngay trong năm 2025 tăng trưởng 8% nên bên cạnh các luật về tổ chức bộ máy các nội dung còn lại đều rất cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế. Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc đảm bảo thời gian trình và gửi xin ý kiến đại biểu các nội dung của kỳ họp, nhất là các nội dung nằm ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy. "Tới giờ chưa có tờ giấy nào nằm trên bàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. "Nếu chuẩn bị đầy đủ, chất lượng thì chúng tôi sẽ trình", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Từ tối 14.3, nhiều tài khoản trên mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh màn hình đăng nhập ứng dụng của thương hiệu trà sữa Chagee, trong đó xuất hiện bản đồ có các vạch đứt giống với "đường lưỡi bò" phi pháp. Đây là khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông của Việt Nam.Trước đó, vào ngày 7.3, fanpage chính thức của Chagee Việt Nam đã đăng đường dẫn ứng dụng cùng chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng tải phần mềm về máy di động trước khi khai trương. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, đường link này đã không còn truy cập được. Trên kho ứng dụng App Store (iOS) đã không còn thấy ứng dụng trà sữa Chagee, trong khi với Play Store (Android), một số người dùng vẫn có thể tải về máy dù số khác không thấy.Một số người dùng đã sử dụng thủ thuật chuyển vùng hoặc cài đặt tập tin APK để tải phiên bản app khu vực APAC của trà sữa Chagee. Lúc này, hình ảnh "đường lưỡi bò" vẫn xuất hiện trên màn hình đăng nhập.Ngay khi thông tin này lan truyền, fanpage Chagee Việt Nam bị tràn ngập bình luận phản đối. Nhiều bài đăng trên các diễn đàn, hội nhóm tiêu dùng cũng kêu gọi tẩy chay thương hiệu này trước cả khi cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức mở cửa.Một số người dùng bày tỏ sự thất vọng, cho biết trước đó họ rất mong chờ sự xuất hiện của Chagee tại Việt Nam do thương hiệu này khá phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi phát hiện hình ảnh gây tranh cãi, họ tuyên bố sẽ không ủng hộ thương hiệu này.Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, Chagee Việt Nam hiện chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào về vụ việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng bị gỡ khỏi các kho tải và đường dẫn liên quan không còn khả dụng cho thấy thương hiệu này đã có động thái điều chỉnh sau làn sóng phản đối từ người tiêu dùng Việt Nam.Chagee, tên tiếng Trung là Bá Vương Trà Cơ, là chuỗi trà sữa cao cấp được thành lập vào năm 2017 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nhờ tập trung vào các loại trà sữa pha chế từ lá trà tươi, kết hợp cùng hình ảnh văn hóa trà truyền thống, thương hiệu này nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2024 đã có hơn 5.000 cửa hàng trên khắp Đông Á.Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các chuỗi trà sữa, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự việc lần này, khả năng gia nhập thị trường của trà sữa Chagee đang gặp nhiều khó khăn khi người tiêu dùng trong nước có thái độ kiên quyết với những thương hiệu liên quan đến "đường lưỡi bò" phi pháp.Trước Chagee, có nhiều thương hiệu nước ngoài gặp phản ứng tương tự khi để lọt hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam trong sản phẩm hoặc nền tảng trực tuyến của mình.Nhiều chuyên gia tại Việt Nam từng khuyến cáo người dùng không nên sử dụng các ứng dụng hay chương trình có chứa bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp do trong quá trình cài đặt, nhà phát triển luôn buộc người dùng phải đồng ý với các điều khoản đưa ra để sử dụng. Nếu đồng ý với những điều được cài cắm, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo hoặc lãnh thổ, người dùng đang vô tình tiếp tay cho hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trao tiền hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định
Hãng TASS ngày 8.3 dẫn lời ông Ken Bowersox, quan chức phụ trách các chuyến bay có người tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay Mỹ dự kiến sử dụng một cơ sở nghiên cứu mới trước thời điểm Trạm không gian quốc tế (ISS) ngưng hoạt động trong 5 năm tới."Chúng tôi muốn có một trạm khác tại chỗ để có thể tiếp tục công việc của mình ở quỹ đạo thấp của trái đất", ông trả lời báo giới, nhưng chưa nêu cụ thể.Thông tin được đưa ra khi ông trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập hãng SpaceX và hiện phụ trách Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ, về việc đưa ISS khỏi quỹ đạo và tập trung vào sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa."Hiện tại, chúng tôi đang hành động hoàn toàn theo hướng dẫn chính sách mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó nghĩa là chúng tôi bay trên ISS đến năm 2030. Đó là điều mà chúng tôi đã đàm phán với tất cả các đối tác quốc tế của mình", theo ông Bowersox.Quan chức này nói thêm rằng phía đối tác Nga vẫn chưa đồng ý kéo dài công việc tại ISS sau năm 2028.Theo ông, công việc ở quỹ đạo tầm thấp góp phần rất lớn vào khả năng giúp nhân loại vươn xa đến mặt trăng và sao Hỏa. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng loài người sẽ tiếp tục hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp trong một thời gian dài sắp tới, và tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh khả năng đi tới sao Hỏa", ông phát biểu.Trước đó hôm 20.2, tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X rằng "đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị" cho việc đưa ISS khỏi quỹ đạo vì trạm không gian này đã hoàn thành nhiệm vụ và rất ít sử dụng. ISS bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ ngày 20.11.1998 với trọng lượng khoảng 435 tấn và có thể đạt đến 470 tấn nếu ghép với các tàu không gian. Các bên tham gia dự án gồm Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản và 10 nước thuộc Cơ quan Không gian châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý.Vào tháng 11.2022, CEO Yury Borisov của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết việc Nga tiếp tục tham gia vào dự án trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật tại khu vực của Nga, ngày Nga đưa trạm không gian của riêng mình lên quỹ đạo và các yếu tố khác.Đến nay, Nga chính thức công bố kế hoạch tiếp tục tham gia dự án ISS đến năm 2028. Vào đầu tháng 12.2024, ông Borisov nói rằng kế hoạch của Nga sẽ phối hợp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.